Daily Archives: 11.06.2012

DCCT 09-11/06/2012: Dân Thủ Thiêm kêu cứu và kiến nghị — Hơn 50 Cựu Tù Nhân Lương Tâm đi dự tiệc cưới tại Biên Hòa Đồng Nai — Trinh sát công an dùng nhục hình gây chết người — Ban tôn giáo lạm quyền, gây khó khăn cho DCCT

RFA 09-10/06/2012: Nới lỏng vòng kim cô đất đai — Hoa Kỳ trở lại Châu Á với nhiều thách thức và khó khăn — Lo quá Anh ơi!!!

 

 

Nới lỏng vòng kim cô đất đai

2012-06-09

Mặc dù các đại biểu Quốc hội nôn nóng với việc sửa đổi Luật Đất đai cho rằng nếu chậm trễ là có tội với dân. Nhưng dù sửa thế nào đi nữa thì sẽ vẫn chỉ là nới lỏng việc sử dụng chứ không thay đổi vấn đề sở hữu.

 

Hoa Kỳ trở lại Châu Á với nhiều thách thức và khó khăn

2012-06-10

Giữa lúc Hoa Kỳ xem chừng như ngày càng bày tỏ quyết tâm thực hiện chiến lược mới “trở lại Á Châu”, mà cao điểm là chuyến đi Á Châu vừa rồi của Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta với những tuyên bố mạnh mẽ không có lợi cho một xứ TQ đang trỗi dậy về kinh tế lẫn quân sự, thì câu hỏi có thể được nêu lên là Hoa Kỳ của ngày nay có thể gặp những thách thức nào trong chiến lược mới này?

EURO 2012 – Bảng C

2012-06-10

Hôm nay, cuộc tranh tài EURO 2012 sẽ tiếp tục với 4 hội tuyển của bảng C.

Lo quá Anh ơi!!!

2012-06-10

“Lo quá, anh ơi”, cô bạn mới quen tên Hằng bảo với tôi khi khán giả chưa ai muốn rời sân Wroclaw trong trận Liên Bang Nga đè bẹp Cộng Hòa Tiệp với tỷ số 4-1.

Ăn, ngủ và nằm mơ với EURO 2012

2012-06-09

Cái nhà ông Michel Platini này khéo thật.

Việt Nam Tuần Qua

2012-06-09

Hợp tác quân sự với Hoa Kỳ trong bối cảnh chính phủ của Tổng thống Obama triển khai chiến lược quốc phòng mới, gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang là vấn đề thu hút sự quan tâm theo dõi của cả dư luận Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực.

EURO 2012 – 7 câu chuyện nhỏ

2012-06-09

Thời tiết tại cả hai thủ đô Warsaw của Ba Lan và Kiev của Ukraina, đều được dự báo cuối tuần này mưa khá to. Thứ Bảy cũng mưa, Chủ Nhật trời cũng đổ nước tầm tã.

Bản Tin 09-11/06/2012: Thư của Những người bạn trái đất gửi cho nhà cầm quyền Nhật Bản và Việt Nam — “Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc” (bản gốc) — Không phải tại các đồng chí nhà văn, tại nhân dân tất! — Hình ảnh về cuộc chiến giữ đất ở Văn Giang — Ai biết kịch bản mới nào sẽ xảy ra với TS Nguyễn Xuân Diện? — Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc — Tại sao lại mua nợ xấu với giá cao? — Cụ bà Henriette Bùi nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam đã tạ thế ở tuổi 106 — Dân biểu Mỹ quan ngại về nghị định kiểm soát Internet sắp ban hành ở Việt Nam — Con gà tập đoàn, con gà nhân dân

 

 

Thư của Những người bạn trái đất gửi cho nhà cầm quyền Nhật Bản và Việt Nam

04/6/2012

Kính gửi: Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko

Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Nhật Bản Genba Kouichiro

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Yêu cầu về đơn kiến nghị của các công dân Việt Nam chống lại việc Nhật Bản xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân

Gần đây, TS. Nguyễn Xuân Diện và 452 công dân Việt Nam khác đã gửi đơn kiến nghị chống lại việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sang Việt Nam (xem tài liệu đính kèm bên dưới). Kiến nghị này chỉ trích chính phủ Nhật Bản vô trách nhiệm và vô đạo đức khi trợ giúp cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Các công dân Việt Nam lo ngại về dự án xây dựng này vì ngay cả Nhật Bản, một nước công nghệ phát triển, cũng không thể ngăn ngừa tai nạn/thảm họa hạt nhân.

“Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc” (bản gốc)

Giáo sư Tương Lai

Bài đã đăng trên “Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần” số 458, thứ sáu 8.6.1012. Vietnamnet đưa lại ngày 9.6.2012 theo bản DNSGCT đã đăng. Dưới đây là bản gốc của người ghi gửi để tôi xem lại, nhưng khi đưa lên báo, tòa soạn DNSGCT cắt bỏ một số đoạn [in màu đỏ], để cho rõ ý của tôi, xin đăng bản gốc đó.

Tương Lai

Nới lỏng vòng kim cô đất đai

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Mặc dù các đại biểu Quốc hội nôn nóng với việc sửa đổi Luật Đất đai cho rằng nếu chậm trễ là có tội với dân. Nhưng dù sửa thế nào đi nữa thì sẽ vẫn chỉ là nới lỏng việc sử dụng chứ không thay đổi vấn đề sở hữu.

clip_image002

AFP photo Nông dân các tỉnh phía Bắc tập trung về Hà Nội phản đối việc chính quyền địa phương trưng thu đất.

Cái đứng đàng sau pháp luật

Vương Trí Nhàn

… Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó…

Luật pháp thường được định nghĩa trong các từ điển như là những quy định mọi người nhất thiết phải tôn trọng trong khi đạo lý suy cho cùng chỉ có nghĩa là những ước lệ hợp với lương tâm cho con người lại được xã hội thừa nhận và khuyến khích nên theo, ai theo được có nghĩa đấy là người tốt.

Một hành động bị coi là phạm pháp, khi nó xâm phạm đến quyền lợi hoặc của cả cộng đồng hoặc của các thành viên trong cộng đồng, do đó, phải bị trừng phạt. Còn một hành vi bị coi là thiếu đạo đức tức là đã bị cộng đồng lên án. Có thể bảo sự lên án này chỉ dừng lại ở phạm vi một dư luận, song đối với người có lương tâm trong sáng, đã là một cái gì rất nặng nề. Lẽ tự nhiên là trong việc phân biệt một hành vi đạo đức và một hành vi phi đạo đức, một cộng đồng đã tự nói về mình rất nhiều. Sau hết, cũng nên ghi nhận rằng mặc dù những tiêu chuẩn đạo đức thường có tính nhân bản, nghĩa là chung cho mọi dân tộc, nhưng đi vào cụ thể ở mỗi dân tộc nó lại mang những sắc thái riêng. Đến đây, bắt đầu thấy xuất hiện vai trò của văn hóa, nó là lối sống, lối nghĩ, các quan hệ giữa con người với thiên nhiên và con người với con người, tất cả đã trở thành nền nếp ở từng dân tộc và làm nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.

Không phải tại các đồng chí nhà văn, tại nhân dân tất!

Nguyễn Văn Thiện

Đọc bài của đồng chí nhà thơ Ngô Minh:  “NHÂN DÂN ƠI, LỖI TẠI CHÚNG TÔI”, thấy oan khuất cho các đồng chí nhà văn nhà thơ nước mình quá! Trong một xã hội công bằng dân chủ văn minh thế ni mà để các đồng chí hàm oan là không được, tội to lắm!

Trong bài viết, đồng chí Ngô Minh tha thiết nhận lỗi và nhận giùm cho các đồng nghiệp của mình là chưa đủ tài đức để viết nên những áng thơ văn lay động lòng người, cảm hoá bọn cẩu quan hãm hiếp dân đen…  

Đọc thêm

Nhãn:

Cơn khủng hoảng triền miên ở Vinalines và nhân vật Dương Chí Dũng (bài 1)

Lê Trung Thành

Vài ngày trước đây, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng phân bua với dư luận rằng, ông ta bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để cứu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Có nghĩa là nếu Dũng còn ở lại thì Vinalines còn mất đoàn kết, còn đấu đá nội bộ và dẫn tới suy thoái…

Lời trần tình này làm nhớ lại chuyện cách đây 7 năm…

Năm 2005 cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình được Thủ tướng Phan Văn Khải giao nhiệm vụ phải tìm gấp một người đủ uy tín, có năng lực lãnh đạo, có phẩm chức đạo đức tốt để ông bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Vinalines thay ông Hà Đức Bàng. Nguyên nhân chính là nếu ông Bàng còn tại vị thì Vinalines còn rối ren, còn năm bè bảy mối và rệu rã.

Tản mạn đầu tháng 6 năm 2012

Tô Văn Trường

Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là báo mạng) thấy rõ bức xúc đánh giá rất thẳng thắn của người dân về “lỗ hổng” năng lực trình độ (tâm và tầm) của nhiều vị chính khách chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nước.

Trước Đại hội Đảng XI, tôi đã đề cập trong một bài viết muốn biết đầy đủ cách thức làm công tác nhân sự của một Đảng chính trị, với mọi “đầu dây-mối dợ” thường phức tạp và có khi ngoắt ngoéo, thì phải thật sự là người trong cuộc. Tuy nhiên, dù không thật sự trong cuộc, thì vẫn thấy được cái phần bên ngoài của công tác nhân sự, để nêu yêu cầu hoặc kiến nghị về cái phần bên ngoài ấy.

Hình ảnh về cuộc chiến giữ đất ở Văn Giang

Phương Bích

Những bức ảnh thay ngàn lời nói – quả là vậy. Dù những lá cờ dường như không còn thiêng khi bị giằng giật, vứt xuống đất trong những cuộc đấu tranh… nhưng với người dân, nó vẫn là biểu tượng của Tổ quốc nên đi đâu họ cũng đem theo lá cờ như một thứ vũ khí để tự vệ. Thật tội nghiệp dân tôi!

clip_image001

Đi giữ đất cho muôn đời sau… thương quá những người mẹ áo nâu

Ai biết kịch bản mới nào sẽ xảy ra với TS Nguyễn Xuân Diện?

Nguyễn Đình Ấm

clip_image001

Hôm 17/5/2012 Bà Đầm Xòe đăng “Thư ngỏ gửi luật sư Trần Vũ Hải”,  tôi mạo muội khuyên LS phải cảnh giác với các tai họa thường xẩy ra cho những người dám “sờ dái ngựa ” mưu toan “cản phá” các dự án của quan trên, đại gia, trong đó đặc biệt cảnh giác với “quốc cớ” bao cao su dùng rồi…Tưởng lá thư có thể giúp ích gì cho LS cũng như thiên hạ một chút kinh nghiệm phòng, tránh nhưng vô bổ. Thư vừa đăng hôm trước ngay hôm sau, ngày 18/5/2012 thì xẩy ra vụ “đại náo” ở viện Hán nôm. “Sáu thương binh nặng” xông vào viện quậy phá, mạt sát, chửi tục, tụt quần ăn vạ, uy hiếp TS Nguyễn Xuân Diện. Kịch bản này rõ ràng tôi không thể ngờ tới.

Theo ý ngu của người viết bài này thì hôm ấy TBN vào cơ quan văn hóa ngồi vắt chân lên bàn, chửi thề, chửi tục, tụt quần xúc phạm thô bạo TSNXD, CBNV ở đây là không phải họ thô tục, dốt nát, càn quấy đến thế đâu, tuổi họ cỡ có cháu nội, ngoại cả rồi. Họ diễn vậy chính là theo đạo diễn để làm sao TS NXD không thể kiềm chế, tát hoặc đẩy họ một cái.

Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc

Theo Nguyễn Thị Ngọc Hải/ DNSG cuối tuần

clip_image003

Giáo sư Tương Lai.

Giáo sư Tương Lai xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, nói lên nhiều suy nghĩ, ý kiến sắc sảo về các vấn đề trọng đại của thời cuộc. Những bài viết của ông thường gai góc, nhưng thẳng thắn và trung thực. Các ý kiến của ông là góc nhìn của nhà nghiên cứu xã hội học – văn hóa, góp phần tích cực cho sự phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đầu năm nay khi đang nằm viện không tham dự được, ông vẫn gửi bài phát biểu của mình tới hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thưa giáo sư, ông vẫn biết nhiều ý kiến nói thẳng ít khi được lắng nghe, vậy điều gì khiến ông kiên nhẫn đóng góp?

Tôi đã từng nói công khai khi trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, ai cũng ra đi rồi ở nước ngoài nói thoải mái, tôi thấy không ổn. Còn tôi, cũng là một người bình thường. Nhưng dù sao tôi cũng là người biết chữ, đọc được, hiểu được, là một đảng viên. Chế độ này tồn tại được hay không sẽ có phần đóng góp của tôi, vì đây cũng là xương máu của tôi.

Tôi góp phần mình vào công cuộc chỉnh đốn Đảng để làm trong sạch cái chế độ mà bao xương máu đã đổ ra để có nó. Không phải bằng việc rao giảng đạo đức suông, mà phải làm như Bác Hồ nói trong Di chúc “động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân” tham gia vào cuộc chiến đấu mà Bác gọi là “cuộc chiến đấu khổng lồ”. Cho nên, việc tôi làm là góp phần đánh thức công luận, đặc biệt là trên trận địa văn hóa. Cần hiểu rằng trong văn hóa có chính trị.

Nhãn:
 

 

Tại sao lại mua nợ xấu với giá cao?

Nguyên Hằng

clip_image001

Nợ xấu ngân hàng đang được đề xuất mua nguyên giá (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) – Ảnh: Diệp Đức Minh

 

Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là hàng ế, hàng tồn, hàng xấu… giá phải rẻ mới bán được. Thế nhưng nợ xấu của hệ thống ngân hàng (NH) với rủi ro cực lớn lại đang được “dọn đường” mua với giá cao.

Khó hiểu đến sửng sốt

Mua nợ xấu, vấn đề quan trọng nhất là cơ sở, tiêu chí định giá để không gây thất thoát vốn nhà nước. Về nguyên tắc kinh tế, giá mua nợ sẽ dựa trên dòng tiền thu được và rủi ro của dòng tiền đó. Nhưng cơ bản ai cũng hiểu, nợ xấu muốn thanh lý được, giá phải rẻ. Các NH quản trị yếu, đầu tư không hiệu quả phải chấp nhận rủi ro, chấp nhận thiệt hại. Cũng như các doanh nghiệp (DN), muốn tháo hàng tồn kho, phải có chính sách giá hấp dẫn cho người tiêu dùng. Hay đơn giản nhất, rau ế buổi chiều, người bán phải chấp nhận “giá như cho”, chủ yếu để “gỡ” chút vốn nào hay chút đó chứ không ai tính đến chuyện lấy lời.

Lời kêu cứu sau khi tàu bị bắt ‘hụt’ ở Hoàng Sa

Trí Quân

clip_image001  

Tàu của ông Đặng Tằm trắng tay trở về sau khi bị thu sạch tài sản, phương tiện tại Hoàng Sa hồi tháng 2. Ảnh: Hải Anh .

 

TP – Chiều 8-6, liên lạc với gia đình thuyền trưởng Đặng Tằm (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi), chúng tôi nhận được tin vui từ vợ của ông: “Tàu ổng chỉ bị thu ICOM và mấy thứ đồ, được thả rồi!”.

Mấy ngày trước, có tin ông Tằm cùng 10 ngư dân bị Trung Quốc bắt ở Hoàng Sa khi đang hành nghề lặn biển – cũng là lần thứ ba bị bắt trong vòng 2 năm…

Kêu cứu

Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, vợ ông Tằm, nói: Ông cùng anh em xuất bến ngày 4-6, mấy ngày sau thì có tin bị bắt. Đến giờ này vẫn mất liên lạc, vì ICOM đã bị thu giữ. Mấy anh em bên Đài trực canh Gành Cả cho hay, tàu QNg 90281 TS của ông Tằm bị Trung Quốc rượt đuổi, thu giữ máy móc sau đó thả ra. Hiện ông cùng các ngư dân mượn đồ nghề của tàu bạn để tiếp tục bám biển…

Cụ bà Henriette Bùi nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam đã tạ thế ở tuổi 106

Đào Hùng

Bà Henriette Bùi sinh ngày 8 tháng 91906, là con gái thứ của Bùi Quang Chiêu, một chính khách nổi tiếng của Nam Kỳ, tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở Pháp, đã từng lập đảng Lập Hiến năm 1919 và chủ bút các tờ báo La tribune indochinoise, L’Echo annamite Đuốc nhà Nam. Thân mẫu là Vương Thị Y, thuộc một gia đình giàu có người gốc Hoa. Họ Bùi là người gốc Huế, nhưng sinh sống tại Mỏ Cày (Bến Tre) từ nhiều đời, đã vào làng Tây.

Bà Henriette sang Pháp du học năm 1921 lúc 15 tuổi, năm 1926 tốt nghiệp bậc trung học tại Lycée Fenelon ở Paris. Năm 1927, bà theo học Đại học Y khoa Paris (Faculté de Médecine de Paris). Năm 1934, bà tốt nghiệp chuyên ngành sản khoa với lời khen xuất sắc của hội đồng giám khảo. Bà là người gốc Việt đầu tiên tốt nghiệp Đại học Y khoa Paris khi 29 tuổi.

Trở về Việt Nam năm 1935, bà nhậm chức trưởng khoa hộ sinh ở Chợ Lớn. Trong năm 1935, bà lập gia đình với luật sư Vương Quang Nhường, Tiến sĩ Luật khoa đầu tiên người Việt, cũng là đảng viên đảng Lập Hiến. Nhưng không đầy 2 năm sau, hai người ly hôn vì khác biệt trong cách sống. Sau đó bà sống cùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Paris (Ecole Polytechnique de Paris).

Đọc thêm

Nhãn:

Cảnh báo nguy cơ bất ổn chính trị từ đất đai

Quỳnh Chi

Người nông dân quyết tâm giữ đất trong khi Nhà nước vẫn kiên định với hình thức công hữu về tư liệu sản xuất. Theo luật gia Lê Hiếu Đằng, nguy cơ chính trị có thể diễn ra nếu mấu chốt này không được giải quyết triệt để.

clip_image001

Đất ruộng của nông dân biến thành khu nhà cao cấp giá hàng tỷ đồng. (Ảnh minh hoạ) RFA file/AFP

Dân biểu Mỹ quan ngại về nghị định kiểm soát Internet sắp ban hành ở Việt Nam

Trà Mi –VOA

clip_image001

Dân biểu Frank Wolf

Đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Frank Wolf, gửi thư cho Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, bày tỏ quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và Nghị định quản lý internet mà chính phủ Hà Nội sắp ban hành thay thế cho Nghị định 97.

Con gà tập đoàn, con gà nhân dân

Đào Tuấn

clip_image001Nghị sĩ Trần Du Lịch nói trước QH: “Cục máu đông là nợ xấu NH”. Dân biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) thì nói các “Quả đấm thép” đang tan chảy, đang biến thành “gà công nghiệp” không chịu “chạy bộ” và dài cổ chờ bầu sữa ngân sách.

Kinh tế giảm phát, DN phát sản, hàng hóa tồn kho, thất nghiệp gia tăng. DNNN làm ăn kém hiệu quả, đổ vỡ Vinashin chưa xong thì lại đến Vinalines. Tham nhũng lãng phí nghiêm trọng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, chưa được đẩy lùi. Khiếu kiện tranh chấp đất đai xảy ra nóng bỏng, phức tạp. Ngư dân vẫn bị tàu lạ vây bắt, tống tiền trên ngư trường thuộc chủ quyền. Phí này chưa kịp thu đã đẻ ra phí khác. Nhà báo phía Nam bị đốt, nhà báo phía Bắc bị hành hung. TNGT vừa cao vừa nghiêm trọng. VSATTP báo động đỏ. Bệnh viện quá tải trong khi xe cháy, bệnh lạ ngày càng… hơi bị nhiều. Một nữ nghị sĩ “trẻ và đẹp như hoa hậu” còn đưa ra một gang tay gạch đầu dòng về những nguy cơ đối với trẻ em. Nhưng bức xúc đến phẫn nộ là câu chuyện nhà băng “vón máu”, DN tư nhân chết sặc gạch, trong khi DNNN thì lại ù lì ăn sẵn như “gà công nghiệp”. Đây là những vấn đề KT-XH bức xúc được nêu ra tại nghị trường ngày hôm qua. Nhiều bức xúc đến nỗi thật khó có thể kể ra một vấn đề không bức xúc.

Đại biểu Quốc hội: Khó tin nổi màn “ảo thuật” nghìn tỷ của Vinalines!

Nguyễn Hiền

(Dân trí)- “Sau khi báo chí nêu, các nhà khoa học phản biện, Vinalines điều chỉnh kinh phí đội tàu từ 100.000 tỷ xuống 68.000 tỷ. Chỉ trong vài hôm quy hoạch đã được thay đổi và giảm đến 32.000 tỷ, nếu làm quy hoạch như thế này, nói thật là chúng tôi khó có thể tin được”.

clip_image001

Chi phí đầu tư đội tàu của Vinlines giảm từ 100.000 tỷ đồng xuống còn 68.000 tỷ đồng.

Rút kinh nghiệm

Thuỳ Linh

clip_image001

Mấy hôm rồi lình sình chuyện hoa hậu, người mẫu bán dâm. Giữa lúc nền kinh thế suy thoái, lạm phát cao, DNNN chết ngắc ngoải, đời sống khốn khó, nhất là với người nghèo, quan chức ăn cướp tiền thuế của dân, bị lộ thì đi trốn, dự án dùng tiền tài trợ của nước ngoài thâm hụt mà theo giải thích của lãnh đạo Việt Nàm là “do hiểu lầm về cách chi tiêu” khác nhau…Giữa lúc an ninh đất nước bị coi thường luôn đặt dưới tiêu chí kiếm tiền bằng mọi cách: bán mặt biển Cam Ranh, Vũng Rô cho người Trung Quốc vào khai thác. Ngoài biển ngư dân bị trung Quốc cướp tàu, cướp hải sản và thả về trắng tay mà các báo chỉ lên tiếng yếu ớt…Giữa lúc cả bộ máy tuyên truyền lao vào tấn công một blogger và một cụ bà 82 tuổi vì lý do mơ hồ trên giấy tờ, trắng trợn trong ý định khi họ không chịu đi về phía “định hướng”…Rất mệt mỏi. Toàn dân mệt mỏi. Cả đất nước bị đặt trong tình trạng stress cao độ.

Hãy khóc đi Bụt

Người Già Chuyện

Hôm nay trên đường vân du, Bụt thấy một cậu học sinh đang ngồi khóc bên đường liền dừng lại hỏi:

– Vì sao con khóc?

Cậu học sinh nhìn thấy Bụt thì càng khóc to hơn, dỗ mãi mới thổ lộ:

– Con khóc vì làm việc tốt!

– Lạ, chuyện này ta chưa từng nghe, đâu giải thích cặn kẽ xem ta có giúp được gì không.

– Chắc Bụt cũng biết ở quê con, người ta đạo tràn lan…

Chính sách mua gạo “khó hiểu” của Trung Quốc

Hoàng Bảy

clip_image001

VFA cho rằng, việc tiêu thụ lúa gạo nửa cuối năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng Yến

 

SGTT.VN – Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đầu năm đến nay ở mức cao nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, từ hơn một tháng qua, việc xuất khẩu gạo đang bị phía Trung Quốc gây khó dễ.

Cho đến trước tháng 4 năm nay, việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc diễn ra khá thuận lợi. Nội trong bốn tháng đầu năm này, khách hàng Trung Quốc mua tới 1,2 triệu tấn gạo từ Việt Nam, trong đó đã nhận 400.000 tấn, số còn lại sẽ giao trong các tháng còn lại của năm 2012. Theo đánh giá, đây là lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất từ trước đến nay. Trong năm 2011, doanh nghiệp chỉ xuất được 250.000 tấn.

“Chính sách khó hiểu”

Trao đổi với báo chí chiều 7.6, hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay vụ đông xuân năm nay thương nhân Trung Quốc xuống tận các tỉnh vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long tìm mua gạo chất lượng cao, gạo thơm. Họ vào trực tiếp nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng, yêu cầu mở L/C nhập chính ngạch. Thế nhưng mới đây, việc mua gạo đã bị “hạn chế một cách tối đa”, mặc dù thị trường này vẫn có nhu cầu rất lớn. Bên cạnh đó, có trường hợp họ bỏ cả hợp đồng.

Đọc thêm
Nhãn: